Thông tin trên được trang Artibuff.com, website chuyên biệt về nội dung Artifact, đăng tải vào hôm kia (08/3).
“Chúng tôi không hề bất ngờ khi rời bỏ công việc bởi nó có liên quan đến màn ra mắt (Artifact) thất vọng vừa qua”, Richard Garfield nói với Artibuff.com. “Cả nhóm thiết kế đã tận tâm với tựa game và tự tin rằng họ đã có một sản phẩm tốt nhưng rõ ràng là nó không hề dễ dàng để làm game như cách chúng tôi mong muốn. Việc sa thải có một số lý do…”
Đây có thể coi như là dấu chấm hết chưa chính thức dành cho Artifact, trading-card game mới được Valve tung ra vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Theo thời gian, Artifactđã sụt giảm người chơi nghiệm trọng – đỉnh điểm là khoảng 100 người chơi cùng lúc trên Steam thời gian gần đây.
Valve cũng không giao tiếp với cộng đồng người chơi Artifacttrên mạng xã hội trong suốt ba tháng qua. Từ 12 năm ngoái, tài khoản Twitter chính thức của Artifactđã không hề cập nhật bất cứ thông tin nào dù đã phát hành một bản vá quan trọng vào đầu tháng 02 vừa qua.
"Tôi sẽ đăng ảnh một con mèo mỗi ngày cho đến khi Artifact chịu tweet thì thôi", Artibuff bày tỏ sự chua chát trên Twitter
Bất chấp sự im lặng của Valve về việc chấm dứt hợp đồng làm việc và cả tương lai của Artifact, Richard Garfield vẫn tỏ ra lạc quan và cho rằng nó vẫn có cơ hội để trở thành thành một tựa game tuyệt vời.
“Cả Skaff và tôi vẫn lạc quan về chất lượng của tựa game và đã đưa ra những phản hồi cũng như lời khuyên trong khả năng bởi chúng tôi muốn thấy trò chơi hoạt động tốt như những gì chúng tôi nghĩ”, Richard Garfield chia sẻ với Artibuff.com.
“Chúng tôi thích thú khi được làm việc với Valve và tôi rất ấn tượng với sự tập trung không ngừng nghỉ của họ vào chất lượng game cũng như trải nghiệm đem lại cho người chơi”.
Richard Garfield xuất hiện trong đoạn video quảng bá cho Artifact vào đầu tháng 11 năm ngoái
Số phận của Aritfactvẫn đang là một dấu hỏi lớn và không rõ liệu còn ai quan tâm tới tựa game trị giá 19.99 USD (470,000 đồng) này nữa hay không. Chính Valve, theo nhiều nguồn tin, cũng đang dành sự tập trung cho Dota Auto Chessđể biến nó thành một tựa game độc lập, không còn là một Custom Mode phụ thuộc vào Dota 2.
Liệu Auto Chesssẽ thế chỗ của “bom xịt” Artifacttrong hàng ngũ những tựa game đình đám của Valve trong tương lai gần? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó.
2016 (Theo VPEsports)
" alt=""/>‘Cha đẻ’ của Artifact rời bỏ Valve ngay lúc 'dầu sôi lửa bóng'Theo Andrei “Meddler” Van Roon, Riot đã tước đoạt đi sức mạnh ngoài tầm kiểm soát của cách chơi này thông qua những thay đổi ở bản cập nhật 9.5.
Cụ thể hơn, tốc độ đánh nhận thêm mỗi cấp của Neeko giảm từ 3.5% xuống 1.5%. Sát thương gia tăng mỗi cấp của cô nàng này cũng chỉ còn 2, thay vì 3 như trước. Trong khi đó, sát thương trên đòn đánh đi kèm với kỹ năng Phân Ảnh (W) bị giảm từ 50-170 xuống 50-130.
Với việc bị giảm sức mạnh hàng loạt, lối chơi Neeko on-hit đã từng “làm mưa làm gió” trong Đấu Xếp Hạng giờ đã chính thức ‘tuyệt chủng’. Trước phiên bản 9.5, nhiều người chơi đã biết cách tận dụng đòn đánh tay cực mạnh của Neeko cùng những món trang bị tăng tiến SMCK để phát huy tối đa tiềm lực của vị tướng này và giành chiến thắng.
Không có mấy người ưa thích Neeko trước khi cách chơi on-hit được khám phá ra. Thực tế, tỉ lệ chơi Neeko chỉ đạt 0.14% trong suốt phiên bản 9.4.
Tuy nhiên, sang tới những ngày đầu của bản 9.5, con số này đã tăng vọt lên 3.5%. Hóa Hình Sư Ham Học cũng đang sở hữu tỉ lệ thắng cao hơn bất cứ Xạ Thủ nào khác với 54.56% - nhưng vẫn thấp hơn Neeko Hỗ Trợ với 58.21%, cao nhất trong LMHT- theo thống kê của CHAMPION.GG.
Voyboy và Rekkles trình diễn Neeko on-hit khi đang livestream
Và đương nhiên, cộng đồng đã đưa ra những phản ứng trái chiều liên quan đến đợt giảm sức mạnh nghiêm trọng này. Nhưng nhiều người lạc quan hơn thì cho rằng Riot đang cố gắng xây dựng và giữ đà phát triển cho LMHTthay vì để cho metagame giết chết trò chơi.
Dù thế nào đi chăng nữa, có thể chúng ta sẽ vĩnh viễn không còn được chứng kiến thêm một cách chơi sáng tạo, thú vị và hiệu quả nữa trên Đấu Trường Công Lý.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Riot muốn Neeko Xạ Thủ phải bị ‘tuyệt chủng’